Vận tải hàng hóa đường bộ cho NĐT nước ngoài (Kỳ II)

Không có giấy phép lao động bị phạt gì?
12/06/2017
Xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô
16/06/2017

Vận tải hàng hóa đường bộ cho NĐT nước ngoài (Kỳ II)

Công việc tiếp theo mà NĐT nước ngoài cần phải thực hiện sau khi đăng ký thành lập công ty đó là nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Cũng xin nói thêm, lĩnh vực kinh doanh vận tải bằng ôtô không chỉ gồm kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô mà còn bao gồm kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.

Tuy đối tượng vận tải hay loại hình ôtô phục vụ cho việc vận tải là khác nhau, nhưng để được thực hiện từng hoạt động vận tải trên doanh nghiệp của NĐT nước ngoài đều chỉ xin cùng một loại “giấy phép con”, do Sở Giao thông Vận tải nơi doanh nghiệp của NĐT nước ngoài đóng trụ sở chính cấp.

 

Để được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì trước tiên doanh nghiệp do NĐT nước ngoài thành lập phải đáp ứng được các điều kiện chung kinh doanh vận tải ôtô.

I – Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng ôtô cho NĐT nước ngoài

1. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:

a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp của NĐT nước ngoài hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của doanh nghiệp của NĐT nước ngoài với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
  • Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu, bao gồm lưu giữ, truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.
  • Tính đến thời điểm của bài viết, đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định số 86/2014/NĐ-CP có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được hoàn tất Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018

2. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

a) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

b) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với của doanh nghiệp của NĐT nước ngoài theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

c) Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

3. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

4. Nơi đỗ xe:

Doanh nghiệp của NĐT nước ngoài phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Về tổ chức, quản lý:

a) Doanh nghiệp của NĐT nước ngoài có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;

b) Doanh nghiệp của NĐT nước ngoài bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định;;

c) Nếu doanh nghiệp của NĐT nước ngoài kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;

II – Những điều kiện riêng kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô cho NĐT nước ngoài

Bên cạnh những điều kiện chung để kinh doanh vận tải bằng ôtô, doanh nghiệp của NĐT nước ngoài còn phải đáp ứng những điều kiện riêng như sau:

Trường hợp doanh nghiệp của NĐT nước ngoài kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ hay sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải đảm bảo số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

  • Nếu như doanh nghiệp của NĐT nước ngoài đặt trụ sở chính tại các thành phố trực thuộc Trung ương thì số lượng phương tiện tối thiểu từ 10 xe trở lên;
  • Nếu như doanh nghiệp của NĐT nước ngoài đặt trụ sở chính tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

 

Quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ: Hotline: 0987.234.777 – Mr.Mẫn để được tư vấn miễn phí hoặc trực tiếp đến Hãng luật Minh Mẫn, địa chỉ: Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Tổng đài tư vấn của Hãng luật Minh Mẫn: 1900.585847 luôn hân hạnh phục vụ quý khách.

Các quy trình soạn thảo, nộp hồ sơ và nhận giấy phép do HÃNG LUẬT MINH MẪN thực hiện.

Đến với HÃNG LUẬT MINH MẪN quý khách

“KHÔNG ĐI LẠI, KHÔNG CHỜ ĐỢI, PHỤC VỤ TẬN NƠI”

 

(Còn tiếp)

Bảo Uyên

Comments are closed.