Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO cho đến nay, hòa cùng xu thế hội nhập toàn cầu hóa, môi trường đầu tư cho NĐT nước ngoài ở Việt nam đã được cải thiện đáng kể, dần trởnên thông thoáng hơn thông qua những đổi mới của pháp luật. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, chương trình Cải cách đăng ký kinh doanh quốc gia được triển khai từ năm 2007 đã đạt được rất nhiều thành tựu, đóng góp lớn trong việc cải thiện môi trường kinh doan
h tại Việt Nam. Ngày 26 tháng 11 năm 2014 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư năm 2014 với nhiều cải cách về thủ tục đầu tư, tạo ra nhiều bước đột phá cho NĐT nước ngoài trong thủ tục gia nhập thị trường.
Dựa vào Phụ lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014 thì “dịch vụ vận tải” có thể được phân ra thành các chuyên ngành như sau:
Tuy nhiên, căn cứ điểm e khoản 2 Điều 6 Nghị định 104/2007/NĐ-CP thì NĐT nước ngoài nước ngoài không được tham gia kinh doanh ngành vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Cho nên, trước khi đặt chân vào lĩnh vực này NĐT nước ngoài cần phải giải quyết hai câu hỏi:
Chỉ khi làm rõ hai nội dung trên NĐT nước ngoài mới có thể dễ dàng xác định được những điều kiện mình cần phải đáp ứng để có thể tham gia vào lĩnh vực này tại Việt Nam. Và trong giới hạn của bài viết này sẽ chỉ đề cập đến những điều kiện mà NĐT nước cần phải đáp ứng để được phép kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe ôtô.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã làm rõ hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Trong đó, kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.
Căn cứ quy định tại Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 thì dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP đã đưa ra định nghĩa về nhóm các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải như sau:
“2. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:
a) Dịch vụ vận tải hàng hải;
b) Dịch vụ vận tải thủy nội địa;
c) Dịch vụ vận tải hàng không;
d) Dịch vụ vận tải đường sắt;
đ) Dịch vụ vận tải đường bộ;
e) Dịch vụ vận tải đường ống.”
Như vậy, dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ thuộc vào nhóm các dịch vụ logictics liên quan đến vận tải. Do đó, theo Điều 6 của Nghị định trên nhà đầu tư nước ngoài muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe ôtô thì phải thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của NĐT nước ngoài không quá 51%. Cho nên, các NĐT nước ngoài có thể thực hiện đầu tư theo hai cách thức:
Nếu như Luật Doanh nghiệp năm 2005 yêu cầu NĐT nước ngoài khi kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi phải có “giấy phép con” thì NĐT nước ngoài chỉ được đăng ký kinh doanh sau khi đã được cơ quan chuyên ngành cấp “giấy phép con”. Đến Luật doanh nghiệp 2014, các nhà làm luật đã loại bỏ các giấy tờ trên ra khỏi hồ sơ đăng ký thành lập. Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập NĐT nước ngoài không phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, NĐT nước ngoài được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ thời điểm đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Mặt tích cực của quy định trên, đó là góp phần giảm bớt phiền hà cho NĐT nước ngoài cũng như đẩy nhanh tiến độ đăng ký doanh nghiệp. Việc giảm bớt các loại giấy tờ trên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp còn bảo đảm cho thủ tục đăng ký doanh nghiệp trở về với đúng bản chất là thủ tục “khai sinh” doanh nghiệp, còn việc NĐT nước ngoài có được hoạt động hay không trong 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện lại phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của NĐT nước ngoài đối với các điều kiện kinh doanh mà pháp luật chuyên ngành yêu cầu.
Quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ: Hotline: 0987.234.777 – Mr.Mẫn để được tư vấn miễn phí hoặc trực tiếp đến Hãng luật Minh Mẫn, địa chỉ: Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tổng đài tư vấn của Hãng luật Minh Mẫn: 1900.585847 luôn hân hạnh phục vụ quý khách.
Các quy trình soạn thảo, nộp hồ sơ và nhận giấy phép do HÃNG LUẬT MINH MẪN thực hiện.
Đến với HÃNG LUẬT MINH MẪN quý khách
“KHÔNG ĐI LẠI, KHÔNG CHỜ ĐỢI, PHỤC VỤ TẬN NƠI”
(Còn tiếp)
Bảo Uyên