Quy trình cơ bản đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2017

Trình tự, thủ tục chính chuyên khi đăng ký đầu tư nước ngoài 2017
08/05/2017
Điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập công ty vốn nước ngoài tại TP. HCM
08/05/2017

Quy trình cơ bản đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2017

Khi nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, hay muốn thành lập doanh nghiệp thì phải tiến hành các thủ tục theo trình tự quy định tại luật doanh nghiệp hiện hành và các văn bản dưới luật.

đầu tư nước ngoài

Hãng luật Minh Mẫn xin giới thiệu các quy trình cơ bản đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Quy trình thủ tục đầu tư

I. Thẩm quyền giải quyết thủ tục đầu tư nước ngoài

1. Thẩm quyền của Chính phủ

Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

a) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

b) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

c) Thành lập cơ sở đào tạo đại học;

d) Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

e) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;

f) Sản xuất thuốc lá điếu;

g) Phát thanh, truyền hình;

h) Kinh doanh casino.

Trong trường hợp các dự án đầu tư không nằm trong các hạng mục nêu trên, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đạt từ 1.500 tỷ đồng trở lên trong những lĩnh vực sau:

a) Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

b) Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;

c) Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:

a) Kinh doanh vận tải biển;

b)Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet và chuyển phát; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;

c) Xuất bản, in ấn, phát hành báo chí;

d) Mở cơ sở nghiên cứu khoa học.

Nếu các dự án đầu tư thuộc các trường hợp nêu trên nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt, và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật cũng như điều ước quốc tế, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt, hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường, được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư được quy định tại các trường hợp nêu trên thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

2. Thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án được xem là hợp lệ và là dự án BOT, BTO, BT.

3. Thẩm quyền của Bộ ngành khác

  • Bộ Công Thương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực thuộc nhóm dầu khí;
  • Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các tổ chức tín dụng;
  • Bộ Tài chính cấp cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo hiểm.

4. Thẩm quyền của địa phương

a. Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh là cơ quan một cửa tại chỗ xử lý các vấn đề cấp phép kỹ thuật liên quan như tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ v.v…:

b. Ban Quản lý xử lý các dự án thuộc KCN, KCX, KCNC, KKT và dự án phát triển hạ tầng. Ngoài ra, ban quản lý dự án KCN, KCX, KCNC,…không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

II. Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư

  • Thủ tục đăng ký đầu tư:

  • Thủ tục thẩm định đầu tư:

 

Hồ sơ yêu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư (ít nhất 01 bộ gốc):

  • Dự án cần sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: 10 bộ
  • Dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (thành phố): 08 bộ
  • Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý: 04 bộ

III.  Ưu đãi đầu tư

1. Thời gian giảm và miễn phí cho thuê đất

  • Đối với dự án nông nghiệp:
    • Đặc biệt ưu đãi đầu tư: miễn tiền sử dụng đất
    • Ưu đãi đầu tư: giảm 70% tiền sử dụng đất
    • Khuyến khích đầu tư: Giảm 50% tiền sử dụng đất

Tham khảo:

  • Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ quy định miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước;
  • Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
  • Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2013).
  • Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

2. Ưu đãi thuế XNK khuyến khích đầu tư

Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định việc miễn thuế (Điều 16) & xét miễn thuế (Điều 17) đối với các dự án đầu tư thuộc:

  • Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn: có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế XNK theo quy định tại Nghị định 124/2008 và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 về địa bàn đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính.
  • Lĩnh vực ưu đãi: Công nghệ cao, R & D; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; đường bộ, cầu, đường sắt; cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, sân bay ; nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Việc miễn thuế NK đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với hàng hóa NK tạo TSCĐ của dự án, bao gồm:

Thiết bị, máy móc; Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;

  • Vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được;
  • Linh kiện, chi tiết, phụ tùng, gá lắp, bộ phận rời, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng, máy móc;
  • Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc nêu trên.

Trên đây, Hãng luật Minh Mẫn đã cung cấp một số thông tin cơ bản mà doanh nghiệp cần hiểu rõ. Nếu doanh nghiệp có ý định mở rộng phát triển tại Việt Nam, Đăng ký đầu tư hay Thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam thì cần nắm rõ những quy trình để không gây khó khăn trong việc thực hiện; hoặc Quý doanh nghiệp có thể tìm đến chúng tôi – Hãng luật Minh Mẫn sẽ thay bạn hoàn tất mọi thủ tục cần thiết với chi phí phù hợp và tiết kiệm thời gian.

Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ:

  • ĐỊA CHỈ: 02 Hoa Phượng, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
  • ĐIỆN THOẠI: 08 38465555 (20 lines)
  • HOTLINE: 0937.123.777 – 0949.123.555 – 0987.234.777
  • E-MAIL: dautunuocngoai@luatsuminhman.com

Cảm ơn quý khách đã viếng thăm Chuyên trang Đầu tư nước ngoài của Hãng Luật Minh Mẫn.

Comments are closed.